Edit Content

[HƯỚNG DẪN] Viết Email TOEIC WRITING sao cho max điểm?

Có bạn nào cảm thấy Câu hỏi số 6,7 trả lời Email trong TOEIC WRITING rất khó viết không?

Nếu đang là sinh viên còn đi học thì chẳng mấy khi bạn phải viết Email mà còn là Email bằng Tiếng Anh nữa. Vì thế viết sao cho thỏa mãn yêu cầu đề bài, maximum số điểm là băn khoăn chung của các sĩ tử luyện thi TOEIC 4 kỹ năng.

Thực ra, viết Email là một kỹ năng cực kì cần thiết trong thời đại số, khi mà 80% nội dung công việc được trao đổi và lưu trữ qua Email. Vì thế, nếu bạn tư duy tốt, trình bày rõ ràng ý kiến ngắn gọn, súc tích, chuyên nghiệp, thì điều bạn đạt được không chỉ là điểm số cao trong kì thi mà còn là những cơ hội công việc lương cao sau này.

Chính vì vậy, với mình đây là kỹ năng ăn tiền nhất trong bài thi TOEIC WRITING nhưng khả năng tối đa số điểm ở phần này lại rất cao chứ không khó như bạn tưởng. Cụ thể là tỉ lệ các bạn tự học qua khóa video của mình đều rất cao điểm viết, mình tin rằng do các bạn hiểu được sự logic trong Email

Trong bài này, mình sẽ phân tích 4 bước để viết một email hoàn chỉnh, đảm bảo bạn sẽ hiểu ngọn ngành cách viết nhé.

Trong bài thi TOEIC SPEAKING & WRITING, bạn được yêu cầu viết 2 Email trong câu 6,7 với thời gian 10’ cho mỗi Email. Có một đồng hồ đếm ngược bên tay phải, nên bạn chỉ cần nhìn vào chỗ này để xác định xem bản thân còn bao nhiêu thời gian. Sau 10’, màn hình tự động chuyển qua email kế tiếp. Bạn không được sửa Email trước đó.

Vậy làm sao tận dụng được tối ưu nhất thời gian được cho? Bài viết này sẽ là một câu trả lời cho bạn. Bên dưới là ví dụ trích từ sách Tactics for TOEIC SPEAKING & WRITING – tài liệu nổi tiếng từ Oxford.

Ví dụ: (Email – trích Tactics for TOEIC SPEAKING WRITING)

Tạm dịch:

Hướng dẫn: Đọc e-mail.
TỪ: H. Thomson, Giám đốc, Công ty Dây Teflo
Tất cả các đại diện bán hàng
ĐỀ TÀI: Máy tính mới
GỬI: 26 tháng 3, 9:31 sáng


Chúng tôi sẽ sớm thay thế máy tính cho tất cả nhân viên bán hàng. Vì chúng tôi muốn bạn có mặt khi chúng tôi thay thế máy tính của bạn, bạn có thể cho chúng tôi biết thời gian thuận tiện cho bạn không? Ngoài ra, vui lòng cho chúng tôi biết nếu bạn cần bất kỳ thiết bị nào khác.
Trả lời e-mail như thể bạn là đại diện bán hàng cho Công ty Dây Teflo.

Sau khi đọc hiểu trọn vẹn và nhận biết được yêu cầu đề bài, tiếp theo, mình sẽ chia sẻ 4 bí quyết chinh phục bài viết EMAIL – TOEIC WRITING SPEAKING cho mọi người

Đây là bước cực kì dễ nhưng lại là một trong những bước chìa khóa của nguyên một bài Email hiệu quả. Trong phần này bạn cần xác định 3 nội dung chính:

  • Bạn đóng vai gì?
  • Bạn viết cho ai?
  • 3 yêu cầu đề bài là gì?

Ví dụ dựa trên đề bài đầu tiên:

  • Mình là: a sales rep
  • Mình viết cho: H. Thomson, Manager, Teflo Wire
  • 3 việc mình cần làm:
  1. give convenient time
  2. Tasks 2 & 3 both require making a request for new equipment.

Để giải quyết được yêu cầu đề bài, đây là phần duy nhất cần bạn sáng tạo ra ý tưởng sao cho hợp lý. Thường các bạn sẽ bị “bí ý” ở giai đoạn này. Chính vì bí ý nên bạn sẽ không viết được thành câu, dẫn đến bài viết bị cụt ý hoặc viết thiếu yêu cầu đề bài.

Việc khắc phục lỗi này cũng rất đơn giản. Thông thường bạn sẽ có 2 cách sau:

  • Bạn nên đọc nhiều văn mẫu, để hiểu các đề thường ra (ví dụ đặt câu hỏi, yêu cầu, phàn nàn) học cách giải quyết vấn đề chung cho nhiều tình huống (ví dụ nếu nhận được email phàn nàn thì mình sẽ hoàn tiền cho khách hoặc gửi tặng discount)
  • Bạn nên tập đóng vai trong tưởng tượng và nghĩ rằng nếu mình rơi vào tình huống đó mình sẽ giải quyết vấn đề thế nào

Khi luyện tập thường xuyên, bạn sẽ thấy rằng Email sẽ xoay quanh một vài vấn đề chính. Điều bạn cần chỉ là áp dụng ý tưởng và mẫu câu đã học trước là sẽ viết được hoàn chỉnh thôi

Ví dụ: Trong phần này mình nghĩ ra 3 ý sau:

  1. Thursday, April 6 (morning) — at a meeting (afternoon)
  2. new keyboard; the one I have is very old
  3. flat-screen monitor; save space

Một bài Email thường có 3 phần: Mở – Thân – Kết

Trong phần Mở bài, bạn cần giới thiệu mình là ai cũng như bạn viết email liên quan tới vấn đề gì

Phần Thân bài, hãy tập trung giải quyết 3 yêu cầu chính của đề bài. Trong phần này, bạn lắp ghép ý chính ở phần trên vào trong các mẫu câu yêu cầu, đề nghị, hỏi đáp, phàn nàn,… sao cho lịch sự và mạch lạc nhất bằng cách thêm các từ nối như: First, Next, However,…

Phần Kết luận, cần nhắn nhủ người đọc sau khi đọc xong Email cần có hành động nào cụ thể. Bạn có thể học thuộc 1,2 câu chuyên dùng trong rất nhiều loại Email và dùng thôi.

Vậy phần cần sáng tạo nhiều nhất đó chính là phần thân bài viết. Bạn nhớ luyện tập để viết thật sâu sắc và kết nối mạch lạc với nhau nhé.

Ví dụ:

  1. Thursday, April 6 (morning) — at a meeting (afternoon)
  1. new keyboard; the one I have is very old
  1. flat-screen monitor; save space

Sau khi đã viết trọn vẹn từng câu thật tốt, mình sẽ lắp vào như sau:

Dear Mr. H. Thomson,

Thank you for your e-mail regarding the replacement of my computer. (Introduction) The earliest I will be available in the office is on Thursday, April 6, in the morning only. (1)

I would also like to upgrade some of my equipment. First of all, I would appreciate it if you could replace my keyboard, as the one I currently have is very old. Also, would it be possible to have a flat-screen monitor in order to give me more desk space? (2&3)

Please confirm this equipment will be installed on April 6. (Closing)

Sincerely,

Bạn có biết? Thưc tế thì giai đoạn viết bài chỉ là đổ ý tưởng ra giấy. Điều cần làm sau đó là dành nhiều thời gian để mài dũa đoạn văn của mình. Nhưng đa phần mọi người chỉ dừng ở mức viết và dừng ở đó thôi.  

Thực ra với mình thì Sửa bài là bước cực kì quan trọng giúp bạn lên điểm, nhưng cần chia làm 2 giai đoạn:

Khi ở nhà tự luyện thi

  • Bạn hãy nhờ bạn bè hoặc giáo viên đọc & góp ý trước. Sau khi đã nhận được các góp ý từ mọi người và dùng các tool như grammarly để check. Hãy tự viết lại từng câu và sửa từng lỗi. Tuy vẫn dùng ý cũ, nhưng những lần sau hãy là phiên bản tốt hơn, ít sai lặt vặt hơn. Lặp lại quy trình sửa cho 10 bài rồi lại quay về viết bài đầu tiên. Cách này giúp bạn quen tay viết nhanh hơn
  • Khi đi thi: Đã đến giây phúc dầu sôi lửa bỏng này rồi thì trong khoảng thời gian ngắn ngủi cuối cùng bạn chỉ có thể tận dung 3-5 phút cuối re check lại những điểm sau: Bài viết có thỏa mãi đủ hết 3 yêu cầu đề bài chưa? Bài viết có mở – thân – kết rõ ràng lịch sự chưa? Bài viết có sai chính tả, sai thì thì (s/es/ed…) không?

Khi đi thi

Đã đến giây phúc dầu sôi lửa bỏng này rồi thì trong khoảng thời gian ngắn ngủi cuối cùng bạn chỉ có thể tận dung 3-5 phút cuối re check lại những điểm sau: Bài viết có thỏa mãi đủ hết 3 yêu cầu đề bài chưa? Bài viết có mở – thân – kết rõ ràng lịch sự chưa? Bài viết có sai chính tả, sai thì thì (s/es/ed…) không?

Nếu làm tốt bước này, bạn đã tự nâng tầm bài viết của mình lên một tầm cao mới nhé

Sau khi đã học cách viết rồi, bây giờ là lúc luyện tập. Hãy lấy đồng hồ bấm giờ và tự viết bài dưới đây nha:

Xem thêm:

  1. Hướng dẫn tự học 5 phần TOEIC SPEAKING
  2. Hướng dẫn tự học 3 phần TOEIC WRITING

Nếu bạn yêu thích những bài viết hướng dẫn chi tiết này và muốn coi video chi tiết theo từng dạng cũng như bổ sung các cụm từ, dang bài nâng cao thì hãy đăng ký 1 trong 2 khóa sau để học cùng với mình nhé:

  1. Khóa TOEIC SPEAKING WRITING (Phù hợp với mục tiêu 200-280+)
  2. Khóa TOEIC qua Zoom (Phù hợp mục tiêu 200 – 350+)

Inbox mình ở đây nếu có thắc mắc nha!

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *