Edit Content

3 điều bạn chưa biết về TOEIC SPEAKING WRITING format mới

Sau 5 năm ôn luyện TOEIC SPEAKING WRITING cùng học viên thì dưới đây là 3 điều có thể bạn không biết về bằng TOEIC SPEAKING WRITING.

1. Không phải lỗi nào sai trong TOEIC SPEAKING & WRITING đều bị trừ điểm như nhau

Điều này mình học được khi học cách dạy học cho học viên và nghiên cứu các tiêu chí chấm thi.

Nếu như trước đây khi mình tự học tiếng anh và đi dạy, mình luôn cố gắng sửa nhiều lỗi nhất có thể. Thế nhưng nếu bạn là người mới học, hoặc thường xuyên mắc lỗi sai.

Việc sửa quá nhiều sẽ làm giảm động lực học. Không ai thích mình bị sửa quá nhiều, nhìn vào một trang giấy đỏ quạch ghi chú sửa của giáo viên. Khi đó mọi người dễ nảy sinh tâm lý buông xuôi. Hơn nữa, khi bạn sửa hết các lỗi cùng một lúc liên tục, bạn sẽ có tâm lý đánh đồng sự quan trọng các lỗi sai như nhau. Kết quả là bạn bỏ luôn, không ngồi sửa lại, và lờ đi, cứ nghĩ viết đề mới sẽ tự nhiên bớt sai lại thôi.

Nhưng sau một thời gian đọc và nghiên cứu các tài liệu chấm thi, mình nhận ra rằng sửa lỗi sai trong bài thi SPEAKING WRITING cũng cần sắp xếp thứ tự từ quan trọng đến ít quan trọng hơn. Điều này giúp bạn khắc phục lỗi sai từng bước một.

Như thế nào là LỖI SAI NGHIÊM TRỌNG?

Lỗi sai Nghiêm trọng là Lỗi làm cho người đọc, người tiếp nhận thông tin hiểu nhầm ý của bạn. Hoặc người đọc phải tốn nhiều thời gian đọc 2,3 lần mới hiểu ý bạn muốn nói gì. Nên nhớ kỹ năng Speaking Writing là kỹ năng giao tiếp, nghĩa là truyền đạt ý mình muốn nói cho người khác một cách chính xác và hiêu quả nhất. Vì thế các lỗi (viết câu gãy, viết câu dài dòng khó hiểu, viết lạc đề) sẽ là phần bị trừ điểm nặng nhất

Lỗi sai ÍT nghiêm trọng hơn là lỗi thế nào?

Là các lỗi liên quan tới ngữ pháp và từ vựng nhỏ nhỏ, không quá gây cản trở người đọc hiểu đúng và đủ nghĩa mà bạn muốn truyền đạt trong bài. Với những lỗi này nếu không quá lớn, giám khảo có thể du di cho. Thậm chí với những mức điểm cao, bạn thậm chí còn có thể sai một chút về chính tả hay ngữ pháp, nếu giám khảo thấy rằng đây là do bạn viết, hoặc trả lời nhanh bị sai. Chứ không phải sai mang tính lặp lại.

2. Không phải đọc nhiều văn mẫu TOEIC SPEAKING & WRITING sẽ lên điểm

Một trong những sai lầm lớn của các bạn học 2 kỹ năng này (và cả mình trước đây) đó là đọc quá nhiều văn mẫu. Bởi vì đây là 2 kỹ năng Nói – Viết, hay còn gọi là Active Skills nghĩa là bạn phải thực sự vận dụng não vào, Nói và Viết thì các phần phản xạ hoặc kích hoạt lại từ, các cụm từ Speaking, Writing mới thực sự được áp dụng để não bạn, các cơ nói ở miệng, cơ viết ở tay nó mới được xây dựng bồi đắp thường xuyên. Từ đó 2 kỹ năng TOEIC SPEAKING và WRITING của bạn mới dần dần được xây dựng.

Việc đọc tài liệu, tải và sưu tầm tài liệu là tốt. Tuy nhiên, sẽ là tốt hơn nếu bạn thực sự lấy tài liệu đó ra, phân tích, tìm xem các cụm từ nào hay gặp. Làm thế nào bạn có thể tự chủ động áp dụng vào bài viết của mình. Điều đó mới giúp kỹ năng của bạn tăng trưởng trong thời gian ngắn.

Để học một kỹ năng nào đó cách nhanh nhất đó là làm bài tập, luyện tập và nhận được phản hồi. Từ đó, chúng ta mới biết mình còn những lỗ hổng nào trong kiến thức để bù đắp lại.

3. Để đạt điểm TOEIC SPEAKING & WRITING không quá khó, nhưng cũng không quá dễ

Hiện tại, thường các trường sẽ có 2 yêu cầu đầu ra cho các bạn ra trường.

1. Mức dễ: 180-220.

Với mức này, nếu hiện bạn đang ở trình độ 550+ TOEIC READING & LISTENING. Bạn hoàn toàn có thể tự ôn luyện TOEIC SPEAKING WRITING. Với số điểm này, bạn chỉ cần hiểu câu hỏi, trả lời đúng vào trọng tâm, và cố gắng trả lời hết mức có thể.

2. Mức khá: 200-300 điểm.

Ở mức này đòi hỏi bạn cần ôn luyện nhiều hơn. Đặc biệt là phải trả lời dài và hay hơn mức ở trên.

3. Mức khó: yêu cầu 300+.

Có rất nhiều ý kiến cho rằng, mức này đôi khi còn khó lấy hơn cả IELTS 5.0. Nhưng cũng tùy bạn đang so sánh mức nào. Nếu bạn cần thi ra trường thì IELTS ngoài Speaking Writing bạn còn phải ôn cả Reading & Listening format khác hoàn toàn. Mức TOEIC SPEAKING WRITING 300+ là tương đương ôn luyện IELTS 5.5 + vì vậy việc đạt được số điểm này đòi hỏi bạn cần nạp từ vựng và luyện tập ra kỹ, rất nhiều.

Nhược điểm duy nhất mà mình thấy TOEIC SPEAKING WRITING so với IELTS đó là không có quá nhiều bài tập phân cấp theo level. Chính vì vậy, mình nghĩ nếu bạn càng phải ôn tập lên level cao, hãy chọn các tài liệu từ B1,B2,C1 + trở lên để học thêm từ vựng và bổ trợ thêm phần nói viết nhằm đảm bảo bạn có thể đạt được số điểm mong muốn nhé.

Hy vọng bài viết này giúp các bạn đang ôn thi TOEIC SPEAKING & WRITING có thêm kinh nghiệm luyện thi nhé

ĐĂNG KÝ HỌC:

Lịch khai giảng (học qua Zoom): https://tuvotoeic.com/lich-khai-giang/

Khóa tự học qua video: LUYỆN THI TOEIC SPEAKING VÀ WRITING

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *