TOEIC WRITING QUESTION 8 – Đây là câu hỏi cuối và khó nhất trong bài thi TOEIC WRITING.
Trong phần 3 này, bạn cần viết một bài luận 300 chữ. Bạn cần trình bày quan điểm của bản thân về một vấn đề trong xã hội liên quan đến: kinh doanh, giáo dục, cuộc sống.
Nếu mới bắt đầu làm quen với TOEIC WRITING và chưa hình dung được sẽ viết như thế nào? Đây chính là bài viết hướng dẫn chi tiết cho bạn từng bước viết Essay cho mạch lạc, hiệu quả và điểm cao nhất
1. Tổng quan về TOEIC WRITING QUESTION 8
1.1 Giới thiệu
TOEIC WRITING QUESTION 8 – đây là phần viết tiểu luận, được xem là khó nhất trong TOEIC SPEAKING và WRITING. Trong bài luận bạn cần trả lời được yêu cầu đề bài đồng thời giải thích, chứng minh và có ví dụ để hỗ trợ ý kiến của mình một cách rõ ràng.
Ví dụ:
There are many ways to find a job: newspaper advertisements, Internet job search websites,and personal recommendations. What do you think is the best way to find a job? Give reasons or examples to support your opinion.
Dịch: Có nhiều cách để tìm việc làm: quảng cáo trên báo, trang web tìm kiếm việc làm trên Internet và giới thiệu cá nhân. Bạn nghĩ cách tốt nhất để tìm việc làm là gì? Đưa ra lý do hoặc ví dụ để hỗ trợ ý kiến của bạn.
Ở phần này, đề bài yêu cầu cụ thể bài luận cần chứa TỐI THIỂU 300 CHỮ và điểm số tối đa là 5 điểm.
Hãy cùng đọc kỹ Directions.
“Typically, an effective essay will contain a minimum of 300 words”
= Thông thường, 1 bài luận tốt có ít nhất 300 từ.
Như vậy, điều này không đồng nghĩa với YÊU CẦU TỐI THIỂU 300 TỪ.
Vì vậy cũng đừng quá lo lắng nếu bạn mới bắt đầu luyện tập và chưa viết được nhiều từ. Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý rằng một bài luận “được điểm cao” sẽ ở mức 300 chữ trở lên. Trường hợp bạn viết ít hơn 300 chữ, bạn vẫn sẽ có điểm nhưng sẽ thấp hơn từ mức 1-3 trên tổng điểm 5.
Tiêu chí chấm điểm dựa trên:
- Ngữ pháp: đúng & đa dạng
- Từ vựng: viết đúng chính tả & đ dạng
- Thống nhất: ý kiến của bạn có hỗ trợ bằng ví dụ, giải thích cụ thể
- Mạch lạc: có các câu, từ nối giữa các câu các đoạn
Tổng thời gian bạn: đọc đề – lên dàn ý – viết – sửa bài sẽ là 30’. Thời gian không nhiều chính vì vậy nên viết vừa đủ số từ, tránh viết quá dài, lan man, dễ bị lạc đề hoặc phát sinh thêm lỗi.
1. 2 Tiêu chí chấm điểm của TOEIC WRITING QUESTION 8
Cùng phân tích tiêu chí chấm điểm TOEIC WRITING QUESTION 8 nhé:
• 0 ĐIỂM:
viết bằng ngôn ngữ khác hoặc ký tự vô nghĩa; đi ngược lại hoặc không liên quan đến chủ đề; chỉ chép lại từ trong đề bài hoặc gợi ý; bỏ trống
• 1 ĐIỂM:
thiếu tổ chức hoặc phát triển ý; thiếu hoặc gần như không có câu trả lời, giải thích, làm rõ cho câu hỏi; nhiều lỗi lớn trong cấu trúc ngữ pháp và từ vựng
• 2 ĐIỂM:
hạn chế khi phát triển ý để trả lời câu hỏi; ví dụ minh hoạ, giải thích, lý lẽ không hợp lý hoặc không đủ để làm rõ cho các luận điểm trong bài; thiếu hoặc gần như không có câu trả lời, giải thích, làm rõ cho câu hỏi; lựa chọn từ vựng/dạng từ không phù hợp; nhiều lỗi về cấu trúc ngữ pháp
• 3 ĐIỂM:
trả lời phần nào câu hỏi; có giải thích, ví dụ minh hoạ; có sự thống nhất, mạch lạc và tiến triển ý, nhưng mỗi liên hệ giữa các ý đôi lúc không rõ; thiếu tự nhiên trong việc tạo câu và lựa chọn từ vựng, gây khó hiểu; việc sử dụng cấu trúc ngữ pháp và từ vựng có thể đúng nhưng chưa đa dạng
• 4 ĐIỂM:
trả lời câu hỏi đề bài tốt, nhưng vài chỗ chưa hoàn toàn được triển khai, làm rõ được tổ chức rõ ràng và phát triển chặt chẽ, sử dụng lý lẽ, ví dụ minh hoạ, giải thích hợp lý, vừa đủ; có thống nhất, mạch lạc, tiến triển, nhưng thỉnh thoảng có ý thừa, lạc đề, thiếu kết nối; sử dụng ngôn ngữ 1 cách tự nhiên: cấu trúc ngữ pháp đa dạng, lựa chọn từ vựng hợp lý; tuy nhiên, thỉnh thoảng có lỗi dễ thấy trong cấu trúc ngữ pháp, dạng từ, ngôn ngữ thiếu tự nhiên nhưng không cản trở nội dung
• 5 ĐIỂM:
trả lời câu hỏi đề bài 1 cách hiệu quả, được tổ chức rõ ràng và phát triển chặt chẽ, sử dụng các lý lẽ, ví dụ minh hoạ, giải thích hợp lý, có sự thống nhất, mạch lạc và tiến triển ý trong toàn bài. Sử dụng ngôn ngữ 1 cách tự nhiên xuyên suốt toàn bài, cấu trúc ngữ pháp đa dạng, lựa chọn từ vựng hợp lý; có thể có lỗi nhỏ
>> Xem thêm: Cập nhật đề & gợi ý giải Question 8
2. Các bước viết TOEIC WRITING QUESTION 8
Để làm tốt phần TOEIC WRITING QUESTION 8 chúng ta nên làm theo các bước sau:
Bước 1: Đọc đề và xác định “dạng – task” và “chủ đề – topic” của câu hỏi
Lỗi viết lạc đề sẽ là lỗi lớn và bị trừ điểm nặng nhất của cả bài viết. Chính vì vậy bạn nên viết ít nhưng bám sát trả lời được nội dung đề bài. Điều này sẽ giúp bạn tăng điểm mạnh thay vì viết dài nhưng sai đề.
Hãy dành 2’ đọc và xác định ngay chủ đề và dạng câu hỏi.
Ví dụ: There are many ways to find a job: newspaper advertisements, Internet job search websites, and personal recommendations. What do you think is the best way to find a job? Give reasons or examples to support your opinion.
Dạng: Opinion (What do you think?)
Topic: Best way to find a job ( newspaper advertisements, Internet job search websites, and personal recommendations)
Nhớ rằng sau khi đọc đề và hiểu, hãy xác định câu trả lời của mình cho câu hỏi. Đặc biệt với những câu hỏi về ý kiến (Opinion), thích (Prefer), đồng ý (Agree & Disagree) thì bạn cần phải xác định mình cần viết gì.
Bước 2: Lên dàn ý cho bài viết
Bạn có 30’ để viết, nhưng hãy dành 2-3’ để ngồi nghĩ ra dàn bài. Bạn có thể note trên màn hình hoặc dùng giấy & bút chỉ được để sẵn trên bàn để ghi chú những ý tưởng của mình. Các ý được suy nghĩ, sắp xếp càng cụ thể, thì khi viết bạn sẽ càng dễ hình dung ra từng câu và bổ sung thêm ý nếu cần thiết.
Dàn ý này bao gồm:
- Thesis: Luận điểm chính của bạn – để trả lời cho đề bài
- Main point: ý chính cho mỗi đoạn
- Explanation/Example: lý do và ví dụ bổ sung
Khi dàn ý càng cụ thể, bạn sẽ càng có nhiều từ vựng và cách diễn đạt để triển khai.
Bước 3 – Viết phần mở bài – INTRODUCTION
Trong phần mở bài bạn lưu ý sẽ có 3 câu:
- Câu general statement: Đây là câu dẫn vào đề bài, để lồng ghép chủ đề của bài viết vào sao cho tự nhiên. Bạn có thể paraphrase – diễn đạt lại đề bài hoặc đưa một số liệu thống kê, một trích dẫn (quote), xu hướng (these days, nowadays) để đưa chủ đề vào cho tự nhiên
- Câu thesis: Đây là phần quan trọng nhất của mở bài, trong câu này, bạn sẽ trả lời trực tiếp đề bài. Nếu đề hỏi ý kiến bạn phải nói ra quan điểm của mình (I think, personally). Nếu đề bài hỏi bạn thích gì, bạn phải nói được bạn thích điều gì (I prefer),…
Ví dụ:
I think/believe/agree/prefer that S +V: Tôi nghĩ/ tin/ đồng ý rằng…….
In my opinion, S+V: Theo quan điểm của tôi,….
- Câu outline: Đây là phần tùy level viết của bạn, nhưng sẽ dùng để tóm tắt các ý chính và tạo ra bản đồ để người đọc hiểu được trong thân bài bạn sẽ viết những ý chính gì.
Bước 4 – Viết phần thân bài – BODY
Ở phần thân bài, thông thường sẽ có 2-3 đoạn văn tùy vào dạng đề bài.
Nếu đó là dạng Ưu & Nhược (Advantages & Disadvantages) thì thường gồm 2 đoan:
- 1 đoạn Ưu và
- 1 đoạn Nhược
Nếu đó là dạng hỏi ý kiến (Opinion) thì thường 3 đoạn: mỗi đoạn một quan điểm
Trong mỗi đoạn văn bạn sẽ giải thích cụ thể từng quan điểm bạn đã nêu ra ở mở bài. Sau đó trình bày với 2 nội dung chính gồm:
CÂU TOPIC SENTENCE:
- Đây là câu thường nằm ở đầu đoạn văn. Thể hiện được quan điểm chính mà đoạn sẽ diễn đạt.
Khi trình bày câu chủ đề bạn có thể dùng các liên từ để bắt đầu ở mỗi đoạn văn.
Firstly…, Secondly…, Thirdly… (Đầu tiên…, Thứ hai…, Thứ ba…)
To start with…, Another reason…, Also… (Bắt đầu với…, Lý do khác…, Còn…)
First of all, Furthermore, Finally (Trước hết…, Thêm vào đó…, Cuối cùng…)
First and foremost, Another reason, Final reason (Đầu tiên và quan trọng nhất…, Lý do khác…, Lý do cuối cùng…)
CÂU SUPPORTING SENTENCE:
- Đây là câu nằm ở sau, giúp triển khai ý tưởng và cung cấp các giải thích, ví dụ để thuyết phục người đọc về ý tưởng của bạn.
Khi nêu ví dụ hoặc giải thích lí do thì bạn có thể dùng các cụm:
For example / For instance (Dùng khi giải thích và nêu lý do cụ thể)
However / On the other hand (Dùng khi trình bày lý do phản đối)
In addition / Furthermore / Moreover / At the same time (Dùng khi giải thích mở rộng)
Bước 5 – Viết phần kết luận – CLOSING
Trong phần này, bạn cần viết ngược lại với Phần Mở Bài. Có 2 cách để viết kết luận:
- Bạn restate – viết lại câu thesis để khẳng định lại quan điểm của mình. Lưu ý bạn cần paraphrase – diễn đạt theo các từ vựng khác
- Bạn tóm tắt lại các ý chính trong phần thân bài để khẳng định lại quan điểm của chính bạn.
Để mở đầu phần kết luận, bạn có thể mở đầu đoạn văn với các từ nối sau:
In conclusion / To conclude (Kết luận lại)
In summary / Overall (Tóm lại / Nhìn chung)
All of the reasons / Bringing it all together (Tất cả các lý do / Kết hợp tất cả lại với nhau)
Bước 6 – Dò lại và chỉnh sửa bài (Edit & Proofreading)
Sau khi viết hết những ý tưởng, bạn nên dành từ 2-5 phút để kiểm tra lại một lần nữa để tránh lỗi chính tả, sai ngữ pháp, cấu trúc câu. Nhớ đảm bảo rằng bài viết của bạn trả lời được câu hỏi, dễ hiểu, mạch lạc.
Lưu ý nữa rằng đôi khi bạn sẽ gặp lỗi khi xóa chữ trước lại mất chữ sau. Khi này, hãy bình tĩnh kiếm phím “insert” trên bàn phím và bấm. Sau đó đánh máy sẽ như bình thường nhé.
Tài liệu tham khảo TOEIC WRITING – QUESTION 8
- ETS TOEIC WRITING
- SINAGONG TOEIC WRITING
- TOMATO WRITING
- NHÂN TRÍ VIỆT TOEIC WRITING & SPEAKING
- TACTICS FOR TOEIC SPEAKING & WRITING
Sách tham khảo khác:
- Great Writing
- First Draft
- Reading & Writing
Nếu bạn thích những chia sẻ của mình và muốn học cùng mình thì hiện mình có 2 khóa:
- Bộ video tự học TOEIC SPEAKING & WRITING qua Video
- Khóa học TOEIC SPEAKING & WRITING qua Zoom 10 tuần
Inbox mình: https://www.instagram.com/toeic.tuvo