Có nhiều tài liệu trên mạng viết về TOEIC READING, TOEIC LISTENING, thế nhưng, các lời khuyên và nguồn học về TOEIC WRITING & SPEAKING lại rất ít phải không? Đó là lý do mình viết chuỗi series Lời khuyên học TOEIC 4 KỸ NĂNG này để các bạn có thể xây dựng những thói quen và cách học đúng để tăng vù vù điểm TOEIC nhé.
Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nói về TOEIC WRITING. Với một số bạn, kỹ năng Viết được xem là một trong những kỹ năng khó nhất trong cả 4 kỹ năng. Bởi vì bạn cần phải vừa đảm bảo: viết đúng chủ đề, bài viết thống nhất một ý tưởng, đúng ngữ pháp và cả từ vựng hay nữa.
Khác với Reading & Listening, khi bạn sai, bạn chỉ thấy lỗi sai ở 1 chỗ. Nhưng với nói và viết, trong 1 câu mình có thể tìm ra tới 10 lỗi sai. Tất cả kiến thức hổng của bạn có thể dễ dàng thấy qua cách viết hoặc nói. Chính vì vậy, nói và viết là 2 kĩ năng khó với các bạn đã quen với phần nghe đọc.
Như vậy, làm thế nào để học kỹ năng Viết, sử dụng tài liệu nào? Và cách học làm sao.
Trong bài này mình sẽ cho các bạn 5 bí quyết, mà chính mình cũng áp dụng nó trong học viết và xây dựng giáo trình cho học viên luôn:
Mẹo học TOEIC WRITING 1: Học theo collocation
Collocation là gì? Đó là các từ thường đi với nhau một cách tự nhiên, theo quy luật bạn phải nhớ.
Ví dụ như “do homework” chứ không phải “make homework”. Dù chữ “make” và “do” đều có nghĩa giống nhau. Hoặc là “have a meeting” chứ không phải “get a meeting”.
Biết được càng nhiều collocation, cách nói và viết của bạn sẽ ngày càng tự nhiên, mà không cần nỗ lực nhiều. Bạn sẽ tự động biết thêm tính từ vào trước danh từ, hoặc trạng ngữ cho động từ để thêm màu sắc cho bài viết một cách nhẹ nhàng tự nhiên nhất.
Để học và nhớ collocation, bạn có rất nhiều cách.
- Tân dụng các sách TOEIC READING hoặc LISTENING mà bạn có, và học các cụm từ trong Part 1-> 7. Các cụm từ thường gặp này rất hay được dùng trong cả nói và viết, cuộc sống và kinh doanh. Chính vì vậy chẳng cần kiếm đâu xa.
- Cách thứ 2: Bạn hãy học trực tiếp từ các bài đọc, bài nghe của mình. Sau khi đọc xong một bài viết, hãy gạch dưới, và ghi chú ra các cụm từ thường đi với nhau, khi nào sử dụng, bạn thậm chí nên viết các ví dụ mẫu, để mình có thể áp dụng thẳng kiến thức đó vào bài viết.
- Cách cuối: Bạn cũng có thể tận dụng sách Collocation của Cambridge để học. Chú ý rằng cuốn này khá khó học, nên dành cho các bạn từ khá đến nâng cao nhé.
Mẹo học TOEIC WRITING 2: Học theo mẫu câu
Một trong những sai lầm của người bắt đầu học đó là cố gắng nghĩ ra tiếng Việt và dịch từng từ. Nhưng như thế thì dẫn đến bạn sẽ sớm thấy nản vì não bạn phải thực hiện cả 2 chức năng cùng một lúc: bạn vừa phải nghĩ nội dung vừa phải dịch. Có một cách giúp bạn tiết kiệm thời gian viết, nhưng vẫn đủ ý và viết tự nhiên đó là hãy học các dạng mẫu câu thường dùng trong các dạng email hoặc essay.
Gần đây, có một bạn học viên (lớp TOEIC R&L) bắt đầu đi làm, và nói với mình rằng, bạn ấy gặp khó khăn khi tập Viết email trong công ty. Bạn ấy cho mình xem một email mẫu, và nói với mình, email trong công ty thiên biến vạn hóa, nên em sợ không biết viết sao cho chuẩn.
Thế nhưng, mình phân tích cho bạn ấy, các yêu cầu trong email rơi vào những chức năng nào, loại email nào và bạn có thể viết làm sao cho vừa trả lời được nội dung, nhưng vẫn lịch sự trang trọng. Sau khi học được các dạng mẫu câu, và cách viết mỗi loại email. Bây giờ, bạn trở nên tự tin hơn khi đại diện sếp viết các email hoặc memo thông báo nội dung cho đối tác, khách hàng mà không sợ mình bị nói rằng, mới ra trường nên viết lủng củng thiếu ý, lạc đề, hoặc vô lễ nữa.
Chẳng hạn, một email thông báo, bạn chỉ cần viết những cụm như:
- I’m writing this email to inform you about…
- I’m writing this email to announce…
Thì ngay lập tức người nhận sẽ hiểu mục đích của email và dù bạn có viết cho sếp, đồng nghiệp hay đối tác thì những câu văn như thế này cũng phù hợp.
Việc bắt buộc dịch từng chữ sẽ làm bạn tốn thời gian, lủng củng và rất kì cục.
Mẹo học TOEIC WRITING 13 Học cấu trúc của các bài viết thường gặp
Bất cứ trước khi bạn viết một bài văn dài nào, hãy cố gắng viết dàn bài trước, để đảm bảo bài viết của bạn đủ ý, thống nhất và không bị lạc đề. Với mỗi loại bài văn như email thông báo, email xin lỗi, bài luận đưa ra ý kiến, bài luận đưa ra lý do và giải pháp,… thì cách viết cấu trúc sẽ tương đối khác nhau.
Tưởng tượng bạn phải suy nghĩ dàn ý cho 100 bài viết và suy nghĩ dàn ý cho 10 bài viết. Cách nào sẽ hiệu quả với thời gian và năng lượng hơn?
Dĩ nhiên là 10 bài viết phải không. Chắc chắn là mỗi đề bài sẽ không giống nhau hoàn toàn, nên bạn không thể lập dàn bài cho tất cả. Điều mà bạn có thể làm, đó là hãy chia ra (categorize) các đề viết theo dạng. Ở mỗi dạng bạn sẽ lập ra cách lập luận, những cụm từ, cấu trúc câu thường gặp. Vậy là bạn đã chuẩn bị cho 100 bài bằng cách lập dàn bài cho 10 bài thôi.
Bạn không cần phải nhớ hết các cấu trúc, mà chỉ đơn giản trong quá trình làm bài, hãy chọn lọc ra một hai loại câu, hoặc cụm từ bạn thường dùng, để cố định luôn, không cần phải thiên biến vạn hóa. Trước tiên hãy đảm bảo mình viết đúng đủ cấu trúc đã. Đến khi bạn đã thỏa mãn các yêu cầu đề bài, không sai ngữ pháp và từ vựng. Lúc đó hãy bắt đầu mở rộng ra các dạng cấu trúc khác nhau, bổ sung thêm các cụm từ mới, nâng cao để giúp bài văn thêm mượt mà, và nâng tầm bài viết hơn.
Mẹo học TOEIC WRITING 4: Học các từ vựng theo chủ đề
Tại sao mình lại xếp phần học từ vựng ở mục 4. Bởi vì giống như mình đã nói ở trên. Hãy đảm bảo bạn viết đúng và đủ cấu trúc, trước khi thêm bông thêm hoa cho bài viết. Giống một cái cây, bạn phải có gốc, rễ, thân cành cứng cáp, sau đó mới thêm lá thêm hoa vào.
Khi bạn đã đảm bảo viết được một bài hoàn chỉnh, đúng ý, đúng cấu trúc. Lúc này, việc thêm các từ vựng trong chủ đề là quan trọng, để tăng nhanh số điểm, và giúp người đọc (nếu bạn đi làm) thấy rằng bạn cũng có kiến thức về nội dung bạn viết.
Các từ vựng cũng không cần quá cao xa, ví dụ:
Viết về nhà hàng: bạn có thể dùng từ venue, recipe, ingredients, chef,…
Viết về tuyển dụng, bạn có thể dùng: recruitment, candidate, employee, severance package,…
Viết về nhà máy bạn có thể nghĩ đến: night shift, strike, assembly line, manufacturing, plant,…
Chỉ cần khéo léo đưa từ vựng vào đúng trường hợp, bạn đã có thể nâng cao số điểm lên nhiều rồi.
Mẹo học TOEIC WRITING 5: Có người hướng dẫn, và phản hồi sớm
Kỹ năng Viết là kỹ năng khó. Khác với kỹ năng R&L, bạn chỉ cần download đề, sách giải là bạn có thể dễ dàng hiểu được tại sao bạn làm sai, và có thể tự học lên 800-900. Nhưng với kĩ năng Viết và Nói, các lỗi sai sẽ rất đa dạng, mỗi thí sinh lại có các lỗi khác nhau, nên nếu bạn xem video giải đề của người khác, có thể bạn học được nhưng việc bạn tự nhận ra các loại lỗi của mình rất khó. Đòi hỏi nhận thức cao.
Ví dụ như bạn đang ở level lớp 2, nhưng bạn cần sửa bài viết ở level lớp 5. Thì bạn cần góc nhìn của một người lớp 5 sửa cho bạn. Thì bạn mới có thể sớm lên được level này.
\”We cannot solve our problems with the same thinking we used when we created them.\” Albert Einstein.
Nghĩa là: “Bạn không thể giải quyết vấn đề với cùng một suy nghĩ khi bạn tạo ra nó.”
Vậy hoặc là
- Bạn phải tự nâng cấp chính mình, học nhiều hơn trước khi tự sửa bài cho mình
- Bạn phải kiếm người đang ở level mình muốn sửa cho mình
- Hoặc có những thầy cô giáo sẽ phản hồi cho bạn về những lỗi sai, đồng thời họ cũng vẽ ra những lộ trình giúp bạn hiểu cách học tốt hơn.
Đây gọi là Deliberate Practice – Luyện tập có chủ đích. Nếu bạn chưa biết cách học này là gì, hãy xem bài viết của mình ở đây nhé, để có thể thay đổi tư duy về cách học không chỉ trong Tiếng Anh mà còn trong những môn học khác nữa.
Với 5 lời khuyên như trên mình hy vọng bạn có thể lựa chọn tài liệu, và phương pháp học hiệu quả trong quá trình học TOEIC 4 kĩ năng nhé!
Nếu bạn muốn xem trọn bộ video chi tiết giải thích hướng dẫn trả lời từng bước, cùng chuỗi bài tập đầy đủ câu trả lời mẫu và hướng dẫn làm bài thi thì hãy đăng ký khóa học này nhé:
—-
🔥ĐĂNG KÝ HỌC:
Mua sách tự học TOEIC 4 KỸ NĂNG: https://tuvotoeic.com/mua-sach-toeic-4-ky-nang/
Lịch khai giảng: https://tuvotoeic.com/lich-khai-giang/
Đăng ký học với mình: https://www.instagram.com/toeic.tuvo/
Views: 2