Lớp Tiếng Anh của TÚ VÕ TOEIC có gì?

Gần đây mình có đọc và Review cuốn sách Make it Stick – cuốn sách đưa ra các lời khuyên về các phương pháp học tập hiệu quả được chứng minh bởi khoa học. Ở phần cuối, cuốn sách có đề cập đến việc giáo viên có thể giúp đỡ học viên như thế nào để học tập hiệu quả hơn bằng cách giải thích các phương pháp giáo dục và lý do bạn giao bài tập dạng này cho học viên chứ không phải dạng khác.

Mình chợt nhận ra rằng, à thì ra việc giải thích cho các bạn học viên tại sao mình sử dụng các phương pháp này, hoặc tại sao chúng ta giải bài tập này, sẽ giúp các bạn có động lực hơn. Thông thường, người lớn cần một lý do để nỗ lực. Và nếu họ biết sau những nội dung này họ sẽ tiến bộ như thế nào, thì họ sẽ nỗ lực gấp đôi.

\"\"

Trong bài này mình sẽ chia sẻ 7 điều cốt lõi mà mình luôn áp dụng vào các lớp Tiếng Anh của mình nhé:

1. Giáo dục tích cực

Nếu như bạn đã từng đọc về những bài mình chia sẻ về quá trình học Tiếng Anh của mình, chắc hẳn bạn cũng biết mình trải qua 2 giai đoạn giáo dục khác nhau nên từ đó mình có những trải nghiệm về việc học rất khác.

Để mình tóm lại những nội dung chính:

Khi mình mới bắt đầu học Tiếng Anh, mình đã cực kì yếu kém, và thường bị cô nhắc nhở, la mắng. Nhưng sau đó không có gì là tiến bộ cả, bởi vị không có ai hướng dẫn cho mình hướng ra.

Giai đoạn 2 đó là khi mình thay đổi giáo viên, và biết cách học hơn, tự khuyến khích bản thân khi mình thành công ở những bài tập nho nhỏ. Khi đó mình cảm thấy tự tin và tiến bộ rõ rệt hơn nhiều.

Vì vậy, kể từ khi mở lớp đến giờ, mình rất hạn chế trách mắng, và tập trung vào khuyến khích thế mạnh, nhắc nhở học viên và cổ vũ với những mốc thành công nho nhỏ. Với mình, giáo dục tích cực dều cực kì quan trọng với cả người lớn và trẻ em, bởi vì ai cũng cần cảm tháy an toàn và công nhận thì mới tư tin phạm lỗi và từ lỗi sai đó mới học hỏi và phát triển được

\"\"

2. Phát huy thế mạnh của mỗi học viên

Trong lớp, mình đều không đánh đồng các bạn với nhau, dù cho là mình dạy lớp 7, 8 hay lớp người lớn cũng vậy. Với mình thì, mỗi cá nhân giống như một cây ở trong rừng vậy. Có bạn sẽ là cây tùng cây bách, hoặc cũng có bạn là cây cỏ, cây ớt,… Việc mỗi người có một trí thông minh và một nhận thức khác nhau, bạn sinh ra có quá khứ học hành điều kiện phát triển khác nhau. Vì thế, điều mình luôn tự nói với bản thân đó là: “Tôn trọng sự đa dạng”. Mình cố gắng không để các định kiến như người đến từ vùng nào hoặc học ngành nào ảnh hưởng đến việc mình sẽ ưu tiên trong lớp.

Vì thế, mình sẽ công bằng, gọi các bạn theo lượt giải bài, để đảm bảo mỗi bạn luôn tập trung và có thể tham gia vào bài giảng. Dĩ nhiên việc này cũng tùy độ khó của bài tập, nhưng ít khi phải chia ra, nhưng nếu có bài tập hơi khó một chút mình sẽ ưu tiên gọi các bạn giỏi hơn, và bài tập dễ thì để các bạn yếu, đảm bảo các bạn nắm chắc căn bản đã.

Mình cũng luôn cố gắng nhìn ra những ưu điểm và thế mạnh của mỗi cá nhân để khuyến khích bạn ấy phát huy. Chẳng hạn như sẽ có những bạn nghe tốt, hoặc đọc tốt. Mình sẽ nêu lên và cổ vũ, để bạn để ý hơn tới thế mạnh, phát huy sở trường. Và nếu bạn giỏi một kĩ năng, bạn sẽ có động lực hơn vì thấy bản thân mình tiến bộ hằng ngày và sẽ có mục tiêu phấn đấu cho những kỹ năng khác.

3. Đặt mục tiêu chỉ cần tiến bộ hơn ngày hôm qua

Mình nhớ rằng, các giáo viên hoặc bố mẹ sẽ có xu hướng so sánh các bạn với nhau để lấy đó làm động lực phấn đấu cho các bạn yếu. Tuy nhiên, việc so sánh giữa người với người thường mang lại những cảm xúc tiêu cực. Người học thường tự tin vì nghĩ đó là do năng lực của mình chưa tốt, bởi vì so sánh năng lực với nhau thì bạn sẽ thấy bạn khó thay đổi, đuổi kịp hoặc cảm thấy giống như định mệnh mình sinh ra học dở.

Điều mình luôn cố gắng làm với chính mình và với các bạn học viên, đó là: khuyến khích các bạn cố gắng hơn ngày hôm qua của chính mình.

Bản chất của việc tiếp thu của mỗi người là khác nhau. Như một người đau dạ dày không thể ăn như một người bình thường được. Với những bạn ví dụ giỏi toán nhưng dở Anh thì không bắt bạn ấy phải học nhanh như một bạn có kĩ năng ngoại ngữ tốt được.

Điểm quan trọng hơn, đó là duy trì được động lực nội tại để bạn cảm thấy an toàn, và tiến bộ với chính mình ngày hôm qua. Mình luôn nỗ lực cố gắng giúp các bạn thay đổi phương pháp của chính mình. Mình cho các bạn rất nhiều phương án, cách và tài liệu để học, vì mình biết mỗi bạn sẽ có những cách tiếp thu kiến thức khác nhau. Và mình cũng luôn nhắc nhở mỗi bạn là, chỉ cần mình nỗ lực hơn một chút, cố gắng giỏi hơn mình ngày hôm qua là được. Mỗi ngày hơn ngày hôm qua thì mình đã có 365 cái chút chút. Vài năm nhìn lại mình đã khác xưa nhiều lắm.

Còn nếu thấy khó mà đã sớm nản và bỏ cuộc thì giờ này năm sau nhìn lại vẫn y xì như trước, vẫn không nhớ nổi dăm ba từ, mở miệng không tự tin và vốn ngoại ngữ.

Vậy thì thời gian trôi qua có uổng phí không?

\"\"

4. Tạo ra môi trường an toàn

Không ai thích mắc lỗi, đặc biệt là lỗi trước mặt người khác. Nhưng mình cũng giải thích và tập cho học viên quen với việc mạnh dạn đưa ra câu trả lời của mình dù sai hay đúng và biện luận cho nó. Việc chủ động đưa ra câu trả lời, nhận ra mình sai và sau đó tự sửa, hoặc nhờ bạn bè sửa, hoặc có nhiều bạn sẽ cố gắng thuyết phục câu trả lời đó là câu trả lời đúng. Nhưng với hướng dẫn của Giáo viên bạn có thể tự tìm ra hướng giải quyết đúng. Thì những bạn học viên này sẽ quen với việc tự học, tự tư duy trong suy nghĩ. Vì trong lớp mình luôn cho phép các bạn sai, nếu bạn sai, mình cũng không mau sửa, mà sẽ để vài giây cho bạn tự chiêm nghiệm chọn lại câu trả lời đúng. Nếu bạn chưa, mình cũng sẽ đặt những câu hỏi để hướng cho bạn tự tìm câu trả lời, hành động cuối cùng của mình nếu bạn không thể tự tìm ra câu trả lời mới là đưa ra câu trả lời và giải thích.

Bởi vì đầu tiên học viên phải biết tự tư duy đã, sau đó tạo ra trong đầu những cái hook (móc) về kiến thức để có thể hiểu được những nội dung hoặc từ vựng mới. Thì sau đó mới dễ học hơn.

Vì vậy, tạo ra môi trường an toàn, khuyến khích học viên sai, và biết sai mà tự sửa sẽ giúp học viên tự tin hơn, thoải mái thể hiện mình từ đó chọn nhưng cách học phù hợp với mình hơn thì mình cảm thấy đây là phương pháp đúng đắn phù hợp, giúp rất nhiều bạn trở nên tự tin tiến bộ rõ rệt.

5. Ngôn ngữ là sự lặp lại

Việc học cần đúng và chính xác phương pháp.

Sự khác biệt giữa việc tự học và có giáo viên hướng dẫn đó là khi đến lớp bạn sẽ được phát một tấm bản đồ về kho báu, đánh dấu những mốc trên hành trình học. Giúp bạn tiến bộ nhanh và rõ rệt hơn là việc tự học và lần mò những cách thoát ra khỏi mê cung ngoại ngữ.

Có nhiều bạn nói với mình việc học ngoại ngữ sẽ tốt hơn với những người có tài năng hoặc lợi thế về ngôn ngữ. Đồng ý với bạn là thế. Có thể không có năng lực này bạn sẽ khó tịnh tiến lên mức 8-9. Nhưng ở mức 5-7, là nghe đọc nói viết đơn giản, mình tin rằng ai cũng có thể làm được nếu lặp lại và đủ kiên nhẫn với chính bản thân.

Thực ra từ sớm mình đã thấy Tiếng Anh giống như Toán vậy, nó có công thức cả. Nhưng mọi người cứ lười học công thức, hoặc không biết cách học. Học quá nhiều nhồi nhét nhưng không siêng năng sắp xếp tận dụng lại kiến thức. Thành ra bạn bị rối. Nhưng nếu việc xem nó là công thức, áp dụng công thức cho nhiều trường hợp. Thì việc học ngữ pháp từ vựng hay nói viết chủ yếu đó là bạn nhớ và bạn luyện tập nhiều tới đâu mà thôi.

6. Kết hợp nhiều loại hình giáo dục

Các lớp học truyền thống thông thường hay theo hình thức giáo viên giảng bài – học viên chữa bài. Hoặc có những nơi không thực sự đầu tư cơ sở vật chất, nên cách giảng rất truyền thống và khó tiếp thu.

Sau khi tìm hiểu, mình biết rằng, có rất nhiều loại hình trí thông minh, và các phương pháp tiếp cận những cách học này cũng khác nhau. Tuy nhiên, nếu dùng nhiều cách để kích thích trí não bạn nhớ, bạn sẽ có hứng thú với thông tin hơn, ngoài ra kiến thức cũng được recycle (tái chế) trong nhiều bài để bạn được nhìn thấy hình ảnh, nghe âm thanh, áp dụng bài tập nghe đọc, khảo bài,. Ít nhất cũng va chạm từ3-5 lần để bạn có thể nhớ bài sâu hơn. Dĩ nhiên không nhớ còn phải về chép phạt nữa.

Vì thế, mình luôn tin rằng việc thiết kế bài giảng kết hợp nhiều loại bài tập sẽ tốt cho học viên có cách tiếp thu bài học khác nhau, và với mỗi học viên thì được tiếp thu một nội dung theo nhiều cách, vừa bớt chán và vừa nhớ lâu.

Nhược điểm đó là giáo viên phải chuẩn bị bài thật kĩ rồi.

\"\"

7. Công nghệ hỗ trợ

Cuối cùng, không thể không nói đến việc tích hợp công nghệ vào bài giảng.

Trong 1 năm trở lại đây, mình chuyển sang dạy online hoàn toàn để tránh dịch và chủ động hơn cho học viên. Việc thiết kế giáo trình online và khám phá các tools để giảng dạy tốn gấp 3 lần thời gian soạn bài truyền thống. Nói thực là lúc đầu mình cũng khá nản. Nhưng sau một hồi mày mò, mình mới thấy được sự đầu tư công sức khi thích hợp âm thanh video nội dung vào bài giảng là xứng đáng. Vì học viên nhớ bài kĩ hơn, học vui và mọi thứ được tự động hóa hơn.

Trong tương lai mình cũng đang cố gắng tối ưu hóa quy trình và tích hợp thêm nhiều phương pháp, hoặc video bài giảng để các bạn có thể tự học kèm theo khóa học nữa.

Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp các bạn đang chuẩn bị theo học lớp của mình hiểu được những gì đằng sau bài giảng, và các bạn đang học làm giáo viên có thể tham khảo để xây dựng các lớp học thú vị và hiệu quả nhé.

\"\"

—-

🔥ĐĂNG KÝ HỌC:

Lịch khai giảng: https://tuvotoeic.com/lich-khai-giang/

Đăng ký học với mình: https://www.instagram.com/toeic.tuvo/

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *